Tuyển sinh chuyên ngành Điện

1. Tên chuyên ngành: Điện công nghiệp

2. Giới thiệu chuyên ngành

Ngành Điện công nghiệp là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến lĩnh vực điện và điện tử như năng lượng; hệ thống điều khiển; lắp đặt thiết bị điện hệ thống cung cấp điện, điện tử; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế mạng điện chiếu sáng, máy điện, thiết bị điện… trong hệ thống điện công nghiệp và dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong công nghiệp và nhu cầu điện năng của thương mại dịch vụ, dân sinh.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến điện. Phải khẳng định rằng, ngành điện có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Có thể hiểu, Điện công nghiệp là chuyên ngành nghiên cứu, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Điện công nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

3. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

+ Kiến thức:

Người học ngành điện công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức sau:
Kiến thức về nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện công nghiệp.
Kiến thức về máy móc được sử dụng trong điện công nghiệp.
Kiến thức về xây dựng hệ thống điện công nghiệp, trong các nhà máy với các phương án vừa tối ưu chi phí vừa đảm bảo an toàn quy chuẩn cho phép.
Kiến thức để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng.
Kiến thức về các loại dụng cụ đo điện năng: Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ đo vạn năng, Mêgômét, Hioki…
Ngoài những kiến thức được liệt kê ở trên thì còn có các kiến thức chuyên môn cần thiết khác nhằm phục vụ tối đa cho ngành điện công nghiệp.
+ Kỹ năng:

Bên cạnh những kiến thức cần có thì kỹ năng cũng rất quan trọng. Chính vì thế, nhiều trường, cơ sở đào tạo đẩy mạnh dạy các kỹ năng cho học viên nhằm giúp học viên thích ứng cũng như sẵn sàng với nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, ba pha.
Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn; đấu dây vận hành các máy điện một chiều, xoay chiều.
Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống xung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.
Kỹ năng đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong thiết kế và vận hành hệ thống đo.
Kỹ năng sử dụng phần mềm Power World Simulator (PWS) và đặc biệt là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong điều kiện vận hành cũng như sự cố.

4. Cơ hội việc làm

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyên ngành Điện công nghiệp luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp ở hiện tại và cả trong tương lai. Vậy cụ thể, Cơ hội việc làm chuyên ngành Điện công nghiệp như thế nào?

– Làm việc tại nhà máy sản xuất điện, thủy điện.

– Làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp

– Làm việc cho các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khác nhau như: bộ phận thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…

– Làm việc tại các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

– Làm việc tại các viện nghiên cứu, phát triển điện lực của quốc gia
Trước những cơ hội việc làm hấp dẫn đó, sinh viên chuyên ngành Điện công nghiệp luôn là một trong những đối tượng sinh viên có nhiều đặc quyền hơn cả trong việc được lựa chọn việc làm tại các ngày hội tuyển dụng, ngày hội việc làm được tổ chức hằng năm.

5. Tôi có phù hợp ?

Bạn đam mê kỹ thuật và mong muốn được làm việc trong lĩnh vực Tự động hóa. Bạn quyết định chọn học chuyên ngành Điện tự động công nghiệp. Tuy nhiên, có những lúc bạn băn khoăn không biết để học tốt chuyên ngành Điện tự động công nghiệp cần có những tố chất gì? Dưới đây là một số thông tin để bạn xác định được những tố chất phù hợp với chuyên ngành để từ đó củng cố và phát huy chúng trong quá trình học tập.

Để theo đuổi và thành công với chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, bạn cần những tố chất sau:

1) Siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó tìm tòi: Làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, bạn thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm tự động hóa rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những vấn đề cần sự tỉ mỉ. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích sự chuẩn xác.

2) Có tư duy logic, đam mê kỹ thuật, nhất là lĩnh vực tự động hóa: Bất cứ chuyên ngành nào thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cũng đòi hỏi cao về tư duy logic và sự đam mê về kỹ thuật, công nghệ. Riêng đối với chuyên ngành Điện tự động công nghiệp, được xem là một bước phát triển cao của kỹ thuật thì những yêu cầu này lại càng gần như là bắt buộc.

3) Thích nghiên cứu, sáng tạo, chủ động trong công việc: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kỹ thuật tiên tiến hôm nay có thể vài ngày sau đã trở thành lỗi thời. Do đó, chuyên ngành Điện tự động công nghiệp cần bạn phải liên tục nghiên cứu, chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

Nếu có những tố chất nói trên, bạn hãy tự tin theo học chuyên ngành Điện tự động công nghiệp. Tất nhiên, để trở thành một Kỹ sư Điện tự động công nghiệp giỏi, bạn cần có thêm một số yêu cầu khác nữa mà bạn có thể dần dần bồi đắp trong những năm học đại học. Tại trường đại học đào tạo chuyên ngành Điện tự động công nghiệp uy tín Đại học Hàng hải Việt Nam sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết và phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người làm trong lĩnh vực tự động hóa cần phải có.

6. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng trong 2.5 năm

7. Bằng cấp

Bằng Kỹ sư thực hành, chuyên ngành Điện công nghiệp.

10. Một số hình ảnh cơ sở vật chất của bộ môn Điện tự động công nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.