Trong quá chuyển đổi số, các tại Việt Nam và các nước phát triển đang cần một lực lượng khổng lồ nhân lực ngành CNTT. Việc làm về ngành CNTT không chỉ tại Việt Nam mà ngày càng đang hướng ra phục vụ toàn cầu. Hiện nay, khoảng 60% thị trường CNTT tại Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Học ngành CNTT, bạn nên định vị bản thân không chỉ làm cho thị trường trong nước và có thể làm việc toàn cầu. Thế giới phẳng nên bạn có thể ngồi tại Việt Nam và làm việc toàn cầu với thu nhập cao.
Tuy nhiên, để có thể là việc toàn cầu, bạn cầu đào tạo khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng của công dân toàn cầu và các kiến thức, kỹ năng tiệm cận với trình độ nhân lực ngành CNTT trên thế giới. Các chuyên ngành CNTT liên quan tới Bigdata, Data Science, AI, Cloud, Cybersecurity, IoT đang có nhu cầu không hạn chế để làm việc cho các tập đoàn trên thế giới.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các vị trí như:
Trở thành lập trình viên phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm;
Kiến trúc sư phần mềm – Kỹ sư kiểm thử (test) phần mềm;
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…);
Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng, an toàn thông tin;
Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.
Các chuyên ngành thuộc khoa Công nghệ thông tin bao gồm:
* Công nghệ thông tin – Mã ngành 6480202
* Quản trị mạng máy tính – Mã ngành 6480209
* Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính – Mã ngành 6480102