CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM
TUYỂN SINH VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM.
I . Chức năng
– Là đơn vị đầu mối trong việc thực hiện công tác tư vấn và tuyển sinh; trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nhà trường nhằm gắn đào tạo với sản xuất;
– Liên hệ và phối hợp triển khai các dịch vụ đào tạo, sản xuất của nhà trường;
– Nắm bắt các nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động và thực hiện công tác giới thiệu việc làm cho HSSV nhà trường nói riêng và người lao động nói chung;
II. Nhiệm vụ
1. Công tác Tuyển sinh:
1.1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác tuyển sinh hàng năm của nhà trường; tham gia Hội đồng tuyển sinh nhà trường.
1.2. Đề xuất các phương án, biện pháp, cơ chế cụ thể để huy động mọi nguồn lực trong trường và ngoài xã hội thực hiện kế hoạch tuyển sinh các năm nhằm đạt chỉ tiêu đề ra; Chủ trì tổ chức các Hội nghị tuyển sinh hàng năm
1.3. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh ;
1.4. Giữ gìn và phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường phổ thông, điểm tuyển sinh và đối tác tuyển sinh của nhà trường;
1.5. Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ hành chính phục vụ công tác tuyển sinh đảm bảo đúng quy chế, quy định hiện hành;
1.6. Trực tiếp thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh. Tổng hợp, báo cáo số liệu, chuẩn bị thủ tục phục vụ công tác của Hội đồng tuyển sinh. Lưu trữ các số liệu tuyển sinh đảm bảo an toàn, dễ tra cứu, tìm kiếm;
1.7. In và thông báo trúng tuyển tới các thí sinh dự tuyển. Tham gia công tác tiếp sinh và lên lớp đầu khóa cho HSSV các khóa học;
1.8. Phối hợp với phòng Đào tạo trong công tác tuyển sinh các loại hình và hệ đào tạo khác theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu;
1.9. Hoàn thiện và bàn giao đầy đủ hồ sơ HSSV trúng tuyển cho phòng Đào tạo sau khi HSSV hoàn thành nhập học;
1.10. Hoàn thiện hồ sơ HSSV ngoài trường được hưởng các chế độ chính sách để giao Phòng Công tác HSSV thực hiện duyệt các chế độ cho học sinh.
1.11. Thực hiện nhiệm vụ quản lý HSSV các lớp ngoài trường theo chức trách được giao.
2. Quan hệ với doanh nghiệp và tư vấn việc làm cho HSSV
2.1. Liên hệ mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để tìm kiếm, ký kết và triển khai thực hiện các thoả thuận, hợp tác về đào tạo bồi dưỡng, và cung ứng lao động;
2.2. Phối hợp với các khoa chuyên môn để liên hệ cơ sở thực tập cho HSSV;
2.3. Tổng hợp các ý kiến góp ý từ doanh nghiệp để tư vấn cho Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu về việc hoàn thiện chương trình, mở ngành, bậc, hệ đào tạo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu xã hội;
2.4. Xây dựng hình thành hệ thống thông tin hai chiều giữa trường với các doanh nghiệp việc làm về thị trường lao động, thông tin nguồn lực và nhu cầu lao động để tư vấn giới thiệu việc làm cho HSSV;
2.5. Thực hiện chương trình lần vết HSSV sau đào tạo để nắm thông tin và tình hình việc làm của HSSV sau khi ra trường;
2.6. Thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động làm cơ sở tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường trong việc thực hiện các giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường; thực hiện công tác thống kê, báo cáo thông tin về các doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu nhà trường;
2.7. Chủ động duy trì mối quan hệ và đề xuất, triển khai các chương trình trình hội nghị, hội thảo giữa nhà trường với các doanh nghiệp nhằm phục vụ các mặt công tác của nhà trường;
2.8. Vận động, tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các nhà doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên;
2.9. Tổ chức giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp. Tư vấn cho HSSV về lao động xuất khẩu và các hình thức khác như tu nghiệp sinh, du học;